• Trang chủ›
  • Kiến thức nội thất›

Cách phân biệt 3 loại gỗ công nghiệp: MFC, MDF và HDF

Cách phân biệt 3 loại gỗ công nghiệp: MFC, MDF và HDF

Ngày nay, các sản phẩm nội thất gia đình hay nội thất văn phòng đa số được sản xuất từ chất liệu gỗ công nghiệp MFC, MDF và HDF. Nhưng thực tế, hầu hết mọi người đều chưa thể phân biệt được sự khác biệt giữa chúng. Những loại gỗ này ngày nay được sử dụng thường xuyên trong sản xuất các vật dụng gia đình và các vật dụng bàn, ghế, tủ, kệ...của các công ty cho thuê văn phòng trọn gói, cho thuê văn phòng ảo. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Gỗ công nghiệp là gì?

Nếu như gỗ tự nhiên khi khai thác không cần chế biến gì mà đem vào sử dụng được ngay thì gỗ công nghiệp ngược lại cần phải chế biến như băm nhỏ, xay bột rồi sau đó dùng keo, ép lại thành những tấm dày rồi mới có thể sử dụng được. Gỗ công nghiệp đang được thay thế khi mà nguồn gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm và giá cả ngày càng đắt đỏ. Tuy không được bền, đẹp, tuổi thọ không cao như gỗ tự nhiên nhưng gỗ công nghiệp vẫn mang trong mình những ưu điểm nổi bật riêng của mình như không cong vênh, co ngót, vậy nên gỗ công nghiệp vẫn là một trong những lựa chọn hoàn hảo để sản xuất nội thất hiện đại.

Ưu điểm của gỗ công nghiệp

– Giá thành: Gia công gỗ công nghiệp thường đơn giản hơn gỗ tự nhiên, chi phí nhân công ít, có thể sản xuất ngay không cần phải qua giai đoạn tẩm sấy, lựa chọn gỗ như gỗ tự nhiên, giá phôi gỗ rẻ hơn, vì vậy gỗ công nghiệp thường rẻ hơn nhiều so với gỗ tự nhiên. Mức chênh lệch giá tùy thuộc từng loại gỗ khác nhau

– Không cong vênh: Gỗ công nghiệp có đặc điểm ưu việt là không cong vênh, không co ngót. Có thể làm cánh phẳng và sơn các màu khác nhau, với phong cách nội thất hiện đại, trẻ trung gỗ công nghiệp là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay.

– Thời gian thi công sản xuất nhanh: Như trên đã đề cập đến thì gỗ công nghiệp thời gian thi công nhanh hơn gỗ tự nhiên, có thể sản xuất hàng loạt vì phôi gỗ thường đã có sẵn, theo dạng tấm nên thợ chỉ việc cắt, ghép, dán, không mất công trong việc xẻ gỗ, bào và gia công bề mặt đánh giấy ráp…

– Phù hợp với phong cách: Phong cách hiện đại, trẻ trung, công năng sử dụng cao.

Nội dung chính trong bài này. 

  • Gỗ công nghiệp MFC là gì?
  • Gỗ công nghiệp MDF là gì?
  • Gỗ công nghiệp HDF là gì?

1. Gỗ công nghiệp MFC

MFC là chữ viết tắt của Melamine Faced Chipboard, có nghĩa là ván gỗ dăm (như OSB, PB) phủ lớp nhựa Melamine lên bề mặt.

MFC OSB: hay gỗ ván dăm định hướng OSB, là một sản phẩm ván gỗ công nghiệp có thành phần cấu tạo là vỏ bào kết hợp cùng các chất kết dính.

MFC PB: ván dăm PB là gỗ nhân tạo được sản xuất từ nguyên liệu gỗ rừng trồng thu hoạch ngắn ngày như bạch đàn, keo, cao su…, có độ bền cơ lý cao, kích thước bề mặt rộng, phong phú về chủng loại.

Nguyên liệu: Nguyên liệu để sản xuất gỗ công nghiệp MFC là các loại gỗ rừng trồng có thời gian thu hoạch ngắn ngày như keo, bạch đàn, cao su…

Quy trình sản xuất: Đầu tiên, gỗ được đưa vào máy băm thành các dăm gỗ. Sau đó, người ta sẽ kết hợp chúng với keo công nghiệp, ép cường độ cao tạo thành dạng tấm với độ dày như 9 ly, 12 ly, 15 ly, 18 ly, 25 ly…  (1 ly = 1mm). Cuối cùng, ván gỗ sẽ được tráng phủ lớp Melamine lên bề mặt, chống trầy xước, thấm nước.

Gỗ công nghiệp MFC

Cốt gỗ MFC ván dăm không mịn

Kích thước: Gỗ công nghiệp MFC có nhiều độ dày khác nhau nhưng phần lớn độ dày gỗ tiêu chuẩn được sử dụng là 18 mm và 25 mm.  Kích thước tấm ván theo quy chuẩn: 1220mm x 2440mm. 

Phân loại: Gỗ MFC gồm MFC thường và MFC lõi xanh chịu ẩm.  

  • Gỗ MFC thường: thường dùng để gia công các sản phẩm như bàn làm việc, bàn họp, tủ tài liệu, bàn ghế học sinh...
  • Gỗ MFC lõi xanh: có ưu điểm nổi trội ở khả năng chống ẩm nhờ sử dụng keo đặc biệt (có màu xanh rất dễ phân biệt). MFC lõi xanh thường được sử dụng ở những nơi có độ ẩm không khí cao hay môi trường ẩm ướt như tủ toilet, tủ bếp… Bởi vậy MFC chống ẩm sẽ có giá thành cao hơn so với MFC thường.

Cách phân biệt: Ván gỗ MFC là loại ván dăm phủ nhựa Melamine có đặc điểm nổi bật là không mịn, thô ráp. Cốt gỗ ván dăm có nhiều loại phân biệt qua màu sắc như cốt trắng, cốt xanh chịu ẩm, cốt đen… 

>> Xem thêm: Mẫu thi công nội thất văn phòng đẹp, tiện nghi

Ưu điểm: 

Gỗ MFC có ứng dụng vô cùng rộng rãi, đặc biệt là lĩnh vực nội thất văn phòng, nhà ở, chung cư, bệnh viện, trường học… vì những ưu điểm sau:  

  • Chống cong vênh, bong tróc và ngăn mối mọt tốt.
  • Nội thất từ gỗ MFC có tuổi thọ từ 10 – 15 năm, ít thay đổi chất lượng theo thời gian.
  • Khả năng chống ẩm tốt, phù hợp khí hậu nóng ẩm mưa nhiều của nước ta.
  • Khả năng cách âm, cách nhiệt tốt.
  • Bề mặt Melamine có bảng màu đa dạng với rất nhiều màu sắc khác nhau.
  • Dễ vệ sinh sạch sẽ do bề mặt Melamine nhẵn phẳng, trơn.
  • Ứng dụng đa dạng trong thiết kế nội thất, thi công công trình.
  • Thân thiện với môi trường đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng.
  • Giá cả gỗ MFC rất hợp lý.

Nhược điểm:

  • Khả năng chịu nước thấp. Có khả năng bị bung và hở ván nếu tiếp xúc với nước lâu ngày.
  • Bề mặt không chân thật bằng gỗ tự nhiên.
  • Khả năng chịu mài mòn không tốt bằng các loại chất liệu khác.
  • Hạn chế về độ dày.

Bề mặt Melamine (MFC - Melamine Face Chipboard) có độ dày cực mỏng

Bề mặt Melamine (MFC - Melamine Face Chipboard) có độ dày rất mỏng ước chừng 0.4 - 1 zem (1zem= 0,1mm)

Ứng dụng của gỗ MFC:

  • Gỗ MFC dùng nhiều cho nội thất trong văn phòng, nhà ở, trường học, bệnh viện,….
  • Gỗ MFC có nhiều gam màu từ các gam màu đơn sắc mang tính hiện đại, tinh tế như đen, trắng, nâu,… cho tới các gam màu rực rỡ, bắt mắt như đỏ, cam, hồng,... nên thích hợp để sản xuất nhiều loại nội thất.

Các sản phẩm nội thất nổi bật sử dụng gỗ MFC:

  • Bàn làm việc
  • Tủ tài liệu hồ sơ văn phòng
  • Vách ngăn văn phòng
  • Ghế làm việc
  • Bàn giám đốc
  • Tủ tài liệu gỗ

2. Gỗ công nghiệp MDF

MDF là chữ viết tắt của từ Medium Density Fiberboard, tiếng Việt có nghĩa là ván sợi mật độ trung bình. Trên thực tế, MDF là tên gọi chung cho ván ép bột sợi có tỷ lệ nén trung bình - medium density, nén cao - hardboard. Để phân biệt, người ta dựa vào thông số cơ vật lý, các thông số về độ dày và cách xử lý bề mặt của tấm ván.

Nguyên liệu: Các loại gỗ vụn, nhánh cây tạo bột sợi gỗ, chất kết dính, parafin wax, chất bảo vệ gỗ (chất chống mối mọt, chống mốc), bột độn vô cơ, keo trộn tạo kết dính.

Quy trình sản xuất: 

Các loại gỗ vụn, nhánh cây được cho vào máy nghiền thành các sợi gỗ nhỏ Cellulose. Các sợi gỗ Cellulose được đưa qua bồn rửa trôi các tạp chất, khoáng chất nhựa... 

Sau đó, chúng được đưa vào máy trộn gồm có: keo đặc chủng, bột sợi gỗ, chất kết dính, parafin wax, chất bảo vệ gỗ và bột độn vô cơ để ép ra thành các tấm ván với độ dày khác nhau như 3ly, 6ly, 9ly, 12ly, 15ly, 18ly, 25ly. Mỗi tấm ván có kích: 1220mm x 2440mm.

Hiện nay quy trình sản xuất MDF có 2 dạng: Quy trình khô và quy trình ướt, mỗi dạng có những ưu nhược điểm riêng và tùy vào việc đầu tư máy móc, công nghệ mà các nhà sản xuất lựa chọn một quy trình hợp lý nhất. 

Quy trình sản xuất MDF khô: Keo và phụ gia được phun trộn vào bột gỗ khô trong máy trộn và sấy sơ bộ. Bột sợi đã áo keo sẽ được trải ra bằng máy rải cào thành 2-3 tầng tùy theo khổ, cỡ dày của ván. Tiếp theo chúng được chuyển qua máy ép có gia nhiệt. Máy ép thực hiện ép nhiều lần. Lần 1 ép sơ bộ cho lớp trên, lớp thứ 2 , lớp thứ 3. Lần ép 2 là ép tiếp cả ba lớp lại. Chế độ nhiệt được thiết lập để bốc hơi nước và làm keo hóa rắn từ từ. Sau khi ép, ván được xuất ra, cắt bỏ biên, chà nhám, phân loại.

Quy trình sản xuất MDF ướt: Bột gỗ được phun nước làm ướt, kết vón thành dạng vẩy (Mat Formation). Chúng được cào rải ngay sau đó và được đưa lên mâm ép để Ép nhiệt một lần tạo độ dày sơ bộ. Tấm ván MDF được đưa vào cán hơi ở nhiệt độ cao để nén chặt hai mặt và làm khô.

Phân loại:

Gỗ MDF được phân loại dựa theo chủng loại gỗ làm ra bột gỗ và chất kết dính cũng như các phụ gia.

  • MDF trơn: Khi sử dụng thường được sơn PU.
  • MDF chịu nước: MDF trơn nhưng được trộn keo chịu nước trong quá trình sản xuất, dành cho những nơi có khả năng tiếp xúc với nước hoặc có độ ẩm cao. 
  • MDF Veneer: là tấm MDF được dán một lớp ván lạng Veneer mỏng để hoàn thiện bề mặt. Có thể là Veneer xoan đào, sồi, Ash, căm xe,… Khi đó các sản phẩm nội thất từ gỗ công nghiệp MDF Veneer sẽ trông không khác gỗ tự nhiên. Thậm chí, gỗ MDF còn đẹp hơn nhờ nét căng phẳng và có thể ghép nhiều loại vân gỗ khác nhau, thích hợp cho phong cách nội thất hiện đại, tân cổ điển.

Phân biệt gỗ MDF và MDF cốt xanh chống ẩm

Cách phân biệt MFC và MDF 

Bạn hoàn toàn có thể dùng mắt thường để phân biệt MFC và MDF vì MFC là ván dăm, thô, có các vụn gỗ không đồng nhất còn MDF mịn, không có dăm gỗ thô to. 

Ưu điểm:

  • MDF có độ bám sơn, vecni cao thường được sử dụng cho những sản phẩm nội thất cần nhiều màu sắc như phòng trẻ em, showroom...
  • MDF có thể sơn nhiều màu, tạo sự đa dạng về màu sắc.
  • MDFcó thể tạo dáng (cong) đáp ứng các sản phẩm cầu kỳ, uyển chuyển.
  • MDF rất dễ gia công.
  • Cách âm, cách nhiệt tốt, không bị cong vênh, co ngót và mối mọt như gỗ tự nhiên là một số ưu điểm khác của loại gỗ này.
  • Giá ván MDF thấp hơn ván dán hay gỗ tự nhiên. Phù hợp sử dụng trong các thiết kế nội thất phòng nhân viên
  • Ván MDF có cấu tạo rất đồng nhất nên khi cắt, cạnh cắt không bị sứt mẻ.
  • Bề mặt ván MDF phẳng và nhẵn nên có thể dễ dàng được sơn hoặc ép các bề mặt trang trí khác như Melamine hay Laminate.
  • Sản lượng khá ổn định và thời gian gia công nhanh nên gỗ MDF thích hợp với việc sản xuất hàng loạt các sản phẩm giống nhau, giúp tiết kiệm chi phí và giảm giá thành sản phẩm.
  • Bề mặt MDF rộng hơn nhiều so với gỗ tự nhiên nên tiện dụng cho việc thiết kế và sản xuất các sản phẩm có kích thước lớn mà không phải chắp nối.

Nhược điểm:

  • Gỗ công nghiệp MDF thông thường có khả năng chịu nước kém. Tuy nhiên, nhược điểm này có thể được cải thiện bằng cách sử dụng ván MDF chống ẩm thay thế.
  • Ván MDF có độ cứng thấp nên khá dễ bị mẻ cạnh.
  • Ván MDF có hạn chế về độ dày nên khi cần sản xuất những sản phẩm có độ dày lớn hơn thì thường phải ghép nhiều tấm ván lại với nhau.
  • Không trạm trổ được các họa tiết lên bề mặt MDF như gỗ tự nhiên mà chỉ có thể tạo màu sắc và hoa văn bằng cách ép các bề mặt trang trí lên trên.
  • Ván MDF chất lượng thấp có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người sản xuất hay người sử dụng do trong ván có thành phần Formaldehyde.

Ứng dụng của gỗ MDF:

Các bề mặt trang trí (Melamine, Laminate…) thường được ép lên gỗ công nghiệp MDF để ứng dụng trong sản xuất và trang trí nội thất như bàn, ghế, giường, tủ, kệ, cửa…

3. Gỗ công nghiệp HDF

HDF là chữ viết tắt của High Density Fiberboard (Tấm gỗ HDF hay còn gọi là tấm ván ép HDF)

Nguyên liệu: Gỗ công nghiệp HDF được tạo thành từ 80-85% chất liệu là gỗ tự nhiên, còn lại là các chất phụ gia làm tăng độ kết dính cho gỗ. Lõi gỗ có thể là màu xanh hoặc màu trắng tùy thuộc vào nguồn nguyên liệu đầu vào. Màu của lõi gỗ không ảnh hưởng đến chất liệu của lõi gỗ.

Quy trình sản xuất:

Nguyên liệu bột gỗ là gỗ tự nhiên rừng trồng nguyên khối: Luộc và sấy khô trong môi trường nhiệt độ cao, từ 1000C – 2000C. Gỗ được xử lý hết nhựa và sấy khô hết nước với dây chuyền hiện đại và công nghiệp hoá hoàn toàn. 

Sau đó, bột gỗ được kết hợp với các chất phụ gia làm tăng độ cứng của gỗ, chống mối mọt. Bột gỗ được ép dưới áp suất cao (850-870 kg/cm2), định hình thành tấm gỗ HDF có kích thước 2.000 mm x 2.400 mm, có độ dày từ 6 mm – 24 mm tùy theo yêu cầu. 

Cách phân biệt: Gỗ HDF nhận biết bằng mắt thường sẽ thấy toát lên màu sắc sáng và đồng nhất, dùng tay cảm nhận rõ độ cứng, mịn, nhẵn, phẳng của gỗ.
 

 

Gỗ công nghiệp HDF Veneer

Gỗ công nghiệp HDF dán bề mặt Veneer. 

Ưu điểm: 

  • Gỗ HDF có khả năng cách âm khá tốt và khả năng chịu nhiệt cao nên thường sử dụng cho các sản phẩm nội thất phòng học,nội thất phòng ngủ, thiết kế nội thất phòng bếp,…
  • Bên trong ván HDF là khung gỗ xương ghép công nghiệp được sấy khô và tẩm hóa chất chống mối, mọt. Gỗ HDF khắc phục được các nhược điểm nặng, dễ cong, vênh so với gỗ tự nhiên.
  • Lượng màu sơn HDF rất đa dạng, không ngừng tăng dần, thuận tiện cho việc lựa chọn, đồng thời dễ dàng chuyển đổi màu sơn theo nhu cầu thẩm mỹ.
  • HDF có bề mặt nhẵn bóng và thống nhất.
  • Do kết cấu bên trong có mật độ cao hơn các loại ván ép thường nên gỗ HDF đặc biệt chống ẩm tốt hơn gỗ MDF. Đặc biệt HDF cứng nhất trong 3 loại.

Nhược điểm:

  • Khả năng chống thấm nước kém.
  • Độ dày và độ dẻo dai hạn chế.
  • Một số loại gỗ có hại với sức khỏe người sử dụng.
  • Không chạm trổ được các chi tiết cầu kỳ như gỗ tự nhiên…

Ứng dụng của gỗ công nghiệp MDF:

Sử dụng gỗ công nghiệp MDF là giải pháp tuyệt vời cho đồ nội thất trong nhà và ngoài trời, tấm tường, bàn làm việc nhóm, nội thất hội trường, bàn họp gỗ công nghiệp, vách ngăn văn phòng, bàn hội trường và cửa ra vào. Do tính ổn định và mật độ mịn nên sử dụng làm sàn gỗ rất tốt.

Để hiểu rõ hơn về gỗ công nghiệp, bạn nên tìm hiểu thêm về:

  • Các loại cốt gỗ công nghiệp.
  • Các bề mặt sử dụng trong gỗ công nghiệp

Hiện nay gỗ công nghiệp được ứng dụng trong hầu hết các thiết kế nội thất bởi tính thân thiện với môi trường (không phải tàn phá những cánh rừng để lấy gỗ) và giá thành hợp lý. Đặc biệt gỗ công nghiệp không gây hại cho sức khỏe người sử dụng vì MFC, MDF hay HDF đều không sử dụng keo chứa Formandehit- một chất sẽ bị cay mắt và mũi khi tiếp xúc.

Chúng tôi tin rằng, khi đã đọc đến những dòng thông tin cuối cùng này, bạn đã có kiến thức cơ bản nhất để phân biệt được ba loại gỗ công nghiệp MFC, MDF, HDF. Thông tin này sẽ giúp bạn lựa chọn những sản phẩm nội thất phù hợp với nhu cầu sử dụng của của mình. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.


Tin tức liên quan

  • 1-1.png

    Các tiêu chí để lựa chọn ghế sân vận động

    Sân vận động là nơi chứa một số lượng người lớn, hàng trăm và thậm chí là hàng nghìn người. Vì thế việc tạo nên một khán đài thoải mái và tiện lợi, là điều luôn được quan tâm hàng đầu. Lựa chọn ghế sân vận động là một trong những điều mấu chốt quan trọng, để tạo nên một thiết kế sân vận động hoàn thiện nhất.

  • aaaaaaaaaaaa.jpg

    Lựa chọn ghế sân vận động nhựa PE phục vụ SEAGAME 31

    ghế sân vận động, ghế bóng đá, ghế seagame, sân vận động ngoài trời, ghế sân vận động nhựa PE, ghế sân vận động nhựa PP

  • abc.jpg

    Top 5 Ghế Sân Vận Động, Ghế Nhà Thi Đấu Được Ưa Chuộng Hiện Nay

    Ghế khán đài nhà thi đấu nên đáp ứng những yêu cầu nào? Giá cả sản phẩm ra sao? Ghế khán đài nhà thi đấu là một trong những sản phẩm được nhiều người ưa chuộng, được nhiều người đánh giá cao về chất lượng của chúng. Để các bạn hiểu thêm về dòng sản phẩm này, mời các bạn cập nhật thêm những thêm những thông tin dưới đây nhé!

  • bong-thuy-tinh-cach-nhiet-1.jpg

    Bông thủy tinh cách nhiệt: Ưu nhược điểm và lưu ý khi thi công

    Bông thủy tinh cách nhiệt có những ưu nhược điểm gì nổi bật? Cần lưu ý những gì khi thi công để đảm bảo an toàn và tính hiệu quả cách nhiệt tốt nhất.

  • 600085de8ec319c3ad7a50be991624bf.jpg

    6 sai lầm trong cách lựa chọn nội thất văn phòng làm việc

    Bạn thường hay bị sai vài điểm nào đó trong kế hoạch lựa chọn mua sắm nội thất. Tham khảo kinh nghiệm 6 sai lầm thường thấy trước khi bắt đầu làm công việc dễ mà khó này

Thiết kế
Thiết kế hội trường
Thiết kế nội thất phòng
Thiết kế phòng giám đốcThiết kế phòng nhân viênThiết kế phòng họpThiết kế quầy lễ tânThiết kế phòng kháchThiết kế phòng ngủThiết kế phòng bếpThiết kế phòng thờ
Thiết kế Showroom
Thiết kế phòng khánh tiết
Thiết kế trường học
Thiết kế vách ngăn
Vách ngăn văn phòngVách ngăn phòng kháchVách ngăn phòng bếpVách ngăn phòng thờ
Thiết kế tiêu âm
Tiêu âm hội trườngTiêu âm phòng họp
Thiết kế nội thất nhà
Thiết kế chung cưThiết kế biệt thựThiết kế khách sạnThiết kế nhà liền kềThiết kế nhà phố
Dự án
Thi công nội thất phòng
Thi công phòng giám đốcThi công phòng nhân viênThi công phòng họpThi công quầy lễ tânThi công phòng kháchThi công phòng ngủThi công phòng bếpThi công phòng thờ
Thi công hội trường
Thi công Showroom
Thi công phòng khánh tiết
Thi công trường học
Thi công vách ngăn
TC vách ngăn văn phòngTC vách ngăn phòng kháchTC vách ngăn phòng bếpTC vách ngăn phòng thờ
Thi công tiêu âm
TC tiêu âm hội trườngTC tiêu âm phòng họp
Thi công nhà
Thi công chung cưThi công biệt thựThi công khách sạnThi công nhà liền kềThi công nhà phố
Dịch VụHỗ trợ
Kiến thức
Mẫu màu nội thất
Bộ sưu tập nội thất
Tin tức
Phong thủy
Review
Giới thiệu
Nhà máy
Liên hệ0915.256.266Hotline
  • Văn Phòng
    Bàn làm việc văn phòngBàn chân sắt Iron DKFBàn văn phòng gỗ Wody DKFBàn làm việc văn phòng hiện đạiBàn làm việc văn phòng cao cấp
    Ghế làm việcGhế xoay văn phòngGhế gấpGhế tựa lưng chân tĩnhGhế chân quỳ
    Hộc và góc nối
    Tủ tài liệuTủ tài liệu gỗTủ sắt văn phòng
    Bàn làm việc nhóm - Cụm bàn làm việc
    Két sắt, két bạc Hòa Phát
  • Lãnh đạo
    Bàn giám đốcTủ giám đốcGhế làm việc giám đốcTủ phụ - Hộc di độngBàn làm việc trưởng phòng
  • Phòng họp
    Ghế phòng họpBàn họp văn phòng
  • Hội trường
    Ghế MC
    Ghế rạp chiếu phim
    Ghế hội trườngGhế hội trường bằng gỗGhế chủ tọaGhế hội trường chân trụGhế hội trường cao cấpGhế hội trường có bàn viết
    Bàn hội trường
    Bục phát biểu
    Bục tượng Bác
    Phông màn sân khấu
  • Gia đình
    Tủ để giày, kệ đựng giàyTủ bếp gia đìnhTủ đựng quần áoBàn ghế phòng ănKệ tivi, kệ trang tríBàn ghế phòng kháchGhế trẻ emGiường ngủCửa gỗ VeneerHàng gia dụng
  • Phòng khánh tiết
    Bàn khánh tiếtBàn khánh tiết gỗ tự nhiênBàn khánh tiết gỗ công nghiệp
    Ghế phòng khánh tiết
    Thảm khánh tiết
    Sofa phòng khánh tiết
  • Giáo dục
    Bàn ghế mẫu giáoBàn ghế học sinhBàn ghế sinh viênBàn ghế giáo viênBàn máy tínhGiường tầngPhòng thí nghiệmBảng chống lóaGiá sách thư việnTủ hồ sơ di động
  • Vách ngăn
    Vách ngăn văn phòngVách kính ngăn bàn làm việcVách ngăn khung nhôm nỉVách ngăn khung nhôm nỉ, kínhVách ngăn khung nhôm gỗVách ngăn khung nhôm gỗ, kính
    Vách ngăn di độngVách ngăn di động bọc nỉVách ngăn di động bề mặt MelamineVách ngăn di động bề mặt LaminateVách ngăn di động Veneer
    Vách ngăn ốp VeneerVách gỗ VeneerVách ngăn Veneer gỗ kính
    Vách ngăn kính cường lựcVách kính cường lực 10 mmVách kính cường lực 12 mm
    Vách ngăn vệ sinhVách ngăn Compact HPLVách ngăn MFC chống ẩm
    Vách CNCTấm CNC
  • Cửa công nghiệp
    Cửa gỗ veneerCửa gỗ Veneer thông thườngCửa gỗ Veneer ghép vân
    Cửa gỗ Laminate
    Cửa gỗ Melamine
  • Bàn quầy
    Quầy giao dịch ngân hàngBàn quầy lễ tânQuầy barBackropGhế quầy bar
  • Ốp gỗ
    Ốp gỗ tiêu âm
  • Xem thêm
    Công nghiệp - công cộng
    Tủ locker - tủ khu công nghiệpBàn ăn công nghiệpGhế phòng chờGiá siêu thịGiường y tếVật dụng y tếGhế ăn công nghiệpGhế sân vận động
    Khách sạn
    Bàn trà gỗ VeneerTab phòng ngủBàn ghế khách sạn
    Sofa
    Sofa gỗSofa nỉSofa daSofa văngSofa gia đìnhSofa phòng ngủSofa phòng kháchBàn trà kết hợp với SofaSofa văn phòng

Phương thức thanh toán tại Nội thất Đức Khang

Văn phòng đại diện

  • Địa chỉ: Số 46, Đường Linh Đàm, Khu đô thị Bắc Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội.  Xem địa chỉ Nội thất Đức Khang
  • Fax: 0243-540-2030
  • E-mail: noithatduckhang@gmail.com
  • Điện thoại: 0243-540-2270

Nhà máy sản xuất Đức Khang

  • Địa chỉ: Xứ Ngõ Gỗ, thôn Sinh Liên, xã Bình Minh, Thanh Oai, Hà Nội
  • Fax: 0243 376 6753

Điện thoại: 0243-376-6752

  • Nội thất tủ bếp
  • Nội thất Veneer

Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh

Địa chỉ: 116 Nơ Trang Long, phường 14, Q. Bình Thạnh, TP.HCM

Tel: (+84-28)35.101.012 

Fax: (+84-28) 629 44355

E-mail: noithatmiennam123@gmail.com

Hướng dẫn khách hàng

  • Hướng dẫn mua hàng
  • Hướng dẫn thanh toán
  • Hướng dẫn giao nhận
  • Chính sách bảo mật và riêng tư

Chính sách của công ty

  • Chính sách ưu đãi
  • Chính sách đổi - trả hàng
  • Chính sách vận chuyển
  • Chính sách bảo hành

Thông tin công ty

  • Giới thiệu công ty
  • Quan điểm kinh doanh
  • Thông tin tuyển dụng

Nội thất Đức Khang đã thông báo với Bộ Công thương

Thương hiệu

  • Nội thất Hòa Phát
  • Nội thất Fami
  • Nội thất 190
  • Vách ngăn

Kết nối với chúng tôi

Facebook

Youtube Chanel

 

© 2017. Công ty cổ phần Nội thất Đức Khang.

  • Gọi ngay Nội thất Đức Khang
  • Chat zalo với Nội thất Đức Khang
  • Chat Facebook với Nội thất Đức Khang